Ô tô tự lái là gì? Phân loại các cấp độ tự lái của xe ô tô

Ô tô tự lái là gì? Phân loại các cấp độ tự lái của xe ô tô

Sau khi hãng ô tô VinFast ra mắt các hình ảnh của mẫu ô tô tự lái, nhiều người sẽ tò mò về xe ô tô tự lái là như thế nào? Nó có giống như trong các bộ phim viễn tưởng hay không? Những chức năng của xe tự lái là gì? Hoạt động như thế nào? Dưới đây các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Tìm hiểu về xe ô tô tự lái trên thế giới

Công nghệ ô tô ngày càng trở nên hiện đại, và việc xuất hiện ô tô tự lái cũng sẽ là điều hiển nhiên đi kèm. Và chắc chắn, chúng ta sẽ không còn phải thấy xe hơi tự lái trong những bộ phim viễn tưởng, mà chúng sẽ dần hiện diện nhiều hơn ở thế giới thực tế này.

Cũng giống như những dòng xe ô tô đời mới, xe ô tô tự lái cũng cần phải được phân ra những quy chuẩn và các cấp độ theo một chỉ số đánh giá chung. Và trong đó, hiệp hội SAE là hiệp hội kỹ sư ô tô đã xây dựng riêng cho xe ô tô tự lái một hệ thống phân cấp, để xác định mức tự chủ của xe và người lái khi vận hành.

Đánh giá các cấp độ tự lái trên xe ô tô

Chúng sẽ có 6 thang đo cho xe hơi tự lái, bắt đầu từ cấp độ 0 (là cấp độ không có sự hỗ trợ nào) tới cấp độ 5 (là cấp độ xe hoàn toàn tự động làm chủ mà không cần đến bất cứ sự can thiệp nào của người lái). Và để hiểu chi tiết về từng cấp độ, chúng ta cùng tìm hiểu ngay dưới đây.

Đánh giá các cấp độ tự lái trên xe ô tô
6 cấp độ tự lái của xe ô tô

#1. Cấp độ 0 – cấp độ không tự động hóa

Ở cấp 0, tài xế gần như phải hoàn toàn điều khiển phương tiện, từ tăng tốc/giảm tốc, đánh lái, đỗ xe, phanh… hay bất kỳ hành động nào nhằm điều chỉnh các chế độ trên xe, để xe có thể chạy đảm bảo an toàn và đúng ý muốn.

Tuy vậy, ở mức độ 0 này vẫn bao gồm một số tính năng tự động thông minh như: cảnh báo lệch làn, cảnh báo điểm mù hay hỗ trợ phanh khẩn cấp… những chức năng này không can thiệp vào việc điều khiển, mà nó chỉ đưa ra các chỉ dẫn hoặc cảnh báo cho tài xế trong một số tình huống khẩn cấp.

#2. Cấp độ 1 – cấp độ hỗ trợ người lái

Là cấp độ thấp nhất trong thang đánh giá tự động lái, và tài xế vẫn phải thực hiện hầu hết các thao tác điều khiển trên xe, kết hợp với các tính năng nhất định. Những tính năng có sẵn này sẽ hỗ trợ người lái điều khiển hướng xe trong những trường hợp đặc biệt.

Một trong những ví dụ tiêu biểu của cấp độ 1 của ô tô tự lái là Adaptive Cruise Control (ACC) – kiểm soát hành trình thích ứng. ACC sẽ tự động chọn cho người lái một tốc độ phù hợp để giữ cho xe với xe phía trước 1 khoảng cách an toàn. Ngoài ra, tính năng Steering Assist (hỗ trợ giữ làn đường) cũng được coi là tự động hóa của cấp độ 1.

Khác với cảnh báo lệch làn đường, thì chức năng hỗ trợ giữ làn đường sẽ tự động điều khiển xe để chúng giữ được làn đường. Và 2 tính năng kể trên cũng sẽ đủ điều kiện để được xếp vào cấp độ 2.

#3. Cấp độ 2 – cấp độ tự lái một phần

Ở cấp độ 2, xe sẽ sở hữu nhiều hệ thống tự lái phức tạp, giúp cho xe có thể tự động tăng tốc, phanh và đánh lái trong những trường hợp đặc biệt được lập trình từ trước. Tuy vậy, để có thể tự động đánh lái hay xử lý các tình huống tăng tốc, phanh thì người lái vẫn phải có tác động để điều khiển như để 2 tay trên volang và theo dõi hướng đi của xe.

Tìm hiểu về xe ô tô tự lái trên thế giới
Xe tự lái sẽ là bước đi tiếp theo của VinFast

#4. Ô tô tự lái cấp độ 3 – cấp độ tự động hóa có điều khiển

Từ cấp độ tự lái 2 lên 3 là một khoảng cách thực sự khác biệt, và chúng ta phải biết rằng, xe tự lái cấp độ 3 trong năm 2020 chưa hề được bán tại Mỹ (đa số là cấp độ 1 và 2), thị trường mà VinFast muốn nhắm tới với dòng xe suv điện của VinFast tự lái này.

Ở cấp độ 3 thì có nhiều hệ thống sẽ tự đưa ra được quyết định tự lái với trí tuệ nhân tạo, chúng sẽ điều khiển xe dựa vào môi trường xung quanh xe theo thời gian thực. Mặc dù có thể tự động điều khiển xe mà không cần tới người lái, nhưng ở chế độ này, người lái vẫn phải có mặt để kiểm soát xe trong những trường hợp đặc biệt hoặc lỗi hệ thống.

#5. Cấp độ 4 – cấp độ tự lái có điều kiện không tài xế

Là cấp độ tự lái cao cấp, chúng sẽ không cần bất kỳ tác động nào của tài xế khi xe vận hành và chúng sẽ tự động dừng trong các trường hợp lỗi hệ thống. Do đó, ở các trường hợp thực tế thì tài xế sẽ không cần phải can thiệp bất kỳ hành động nào cả.

Chúng có thể tự di chuyển từ điểm A tới điểm B, nhưng chúng phải nằm trong ranh giới địa lý cụ thể. Dù vậy, khi ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt chúng cũng có thể bị hạn chế.

#6. Cấp độ 5 – tự động hóa không điều kiện

Đây là cấp độ cao nhất theo cấp độ đo của SAE, xe có thể di chuyển và điều khiển các tình huống theo thời gian thực mà không cần tới lái xe. Ở xe ô tô tự lái 5 cấp sẽ không có vô lăng, bàn đạp ga, bàn đạp phanh, thậm chí không cần tới gương.

Chúng vận hành mà không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết hay địa lý, xe ô tô tự lái ở cấp độ 5 này hoàn toàn không có người lái và vận hành theo chỉ thị của người dùng yêu cầu xe tới đâu, những chỉ thị này thậm chí còn có thể thông qua điện thoại thông minh để ra yêu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *