VinFast Mang Giấc Mơ Ô Tô Việt Tới Tay Người Dùng Ra Sao?

VinFast Mang Giấc Mơ Ô Tô Việt Tới Tay Người Dùng

Tết nguyên đán đang gần kề, kế hoạch mua xe của vợ chồng anh Nam + chị Hồng (Cầu Giấy – Hà Nội) luôn được nhắc đến trong các bữa ăn. Theo bàn bạc, với số tiền đã tiết kiệm từ lâu, cộng với số tiền thưởng tết của 2 vợ chồng, anh chị sẽ quyết định mua chiếc VinFast Fadil mà anh Nam đã quan tâm từ rất lâu.

VinFast Mang Giấc Mơ Ô Tô Việt Tới Tay Người Dùng Ra Sao?

Với tổng số tiền có được là 300 triệu đồng, vợ chồng anh sẽ phải mượn thêm khoảng 170 triệu đồng, bởi giá bán niệm yết của xe ở thời điểm hiện tại là 395 đồng, cộng thêm các khoản phí và thuế nữa thì tổng số tiền để sỡ hữu xe sẽ rơi vào khoảng 470 triệu đồng (bản tiêu chuẩn).

Đổi lại, vợ chồng anh sẽ có một chiếc xe 4 chỗ để đi lại trong dịp tết nguyên đán gần kề, và cũng là để phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày.

Theo các chuyên gia tài chính, có lẽ nhưng cặp vợ chồng như anh Nam và chị Hồng sẽ không cần phải vay thêm tiền để mua xe nếu như không phải trả rất nhiều loại phí và thuế. Ngay cả khi đó là một dòng xe thuộc thương hiệu của người Việt Nam. Thậm chí, các dòng xe cao cấp hơn của VinFast là Lux phải “cõng” tới hơn 400 triệu tiền thuế các loại.

Hiện tại VinFast đang chấp nhận lỗ vốn, để có thể đưa thương hiệu ô tô Việt đến với người tiêu dùng nhanh hơn, nhiều hơn, giúp khách hàng có thể sở hữu những chiếc xe có giá tốt nhất, cũng như là gieo mầm thương hiệu ô tô đầu tiền của Việt Nam.

Ngay sau khi cho ra mắt, hãng VinFast cũng đã áp dụng chính sách “3 không” gồm có: không tính chi phí tài chính – không tính chi phí khấu hao – không tính lãi của công ty, đồng thời hãng còn đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để hỗ trợ tối đa khách hàng mua xe.

VinFast Mang Giấc Mơ Ô Tô Việt Tới Tay Người Dùng

Ở thời điểm đó, chiếc VinFast Fadil thuộc phân khúc xe hạng A chỉ có giá là 336 triệu đồng, một con số rất hấp dẫn ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, khi tính thuế VAT, giá lăn bánh xe và các khoản chi phí cộng thêm thì giá tới tay người dùng bị đội lên khá nhiều.

Sau thời điểm chính sách “3 không”, giá xe tăng lên con số 395 triệu đồng, đúng theo lộ trình mà nhà sản xuất đã thông báo, và để có thở sở hữu chiếc xe này, người tiêu dùng phải bỏ tổng số tiền khoảng 470 triệu đồng. Như vậy, khách hàng sẽ phải chi thêm một khoản tiền là 75 triệu đồng để sở hữu xe (bao gồm cả thuế VAT).

Các khoản phí phải tra để có giá xe lăn bánh gồm có: phí kiểm định, phí trước ba, phí lấy biển số, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, phí bảo dưỡng đường bộ và các khoản phí khác.

Không chỉ dừng lại ở đó, việc đánh thuế cao các linh kiện sản xuất trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt… cũng khiến giá bán ban đầu của xe đội lên rất nhiều so với các nước khác trên thế giới.

Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại thuế ảnh hưởng rất nhiều tới giá bán của ô tô đó là: thuế nhập khẩu (đối với những mẫu xe được nhập khẩu nguyên chiếc, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT).

VinFast Mang Giấc Mơ Ô Tô Việt Tới Người Dùng Ra Sao?

Hiện tại, thuế nhập khẩu các loại linh kiện phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp ô tô đang ở mức 5 – 20%, tùy thuộc vào từng loại linh kiện. Thuế tiêu thụ đặc biệt đang ở mức 35 – 150 %, tùy thuộc vào dung tích của động cơ. Cuối cùng là 10% thuế VAT. Đồng thời, các chi phí cho kênh phân phối, mang lưới đại lý rơi vào khoảng 10 – 20% cũng sẽ được cộng vào giá xe.

Lấy ví dụ một chiếc xe có giá bán niêm yết là khoảng 800 triệu đồng (dung tích động cơ là 1.5 – 2.0L), nếu tính thêm thuế VAT thì chiếc xe sẽ có giá chính thức là 880 triệu đồng. Khi đưa vào sản xuất, ngoại trừ một số linh kiện đã được nội địa hóa thì các linh kiện khác vẫn phải nhập khẩu cũng làm giá bán của xe bị đội lên.

Với giá bán khởi điểm của nhà sản xuất là 800 triệu đồng, thì ít nhất chiếc xe này phải chi trả số tiền 228 triệu đồng cho tiền thuế tiêu thụ đặc biệt. Các hãng xe chỉ đang “thu hộ” số tiền này cho nhà nước.

VinFast phải bù lỗ cho khách hàng bởi vì tiền thuế phí quá cao

Là một người từng sinh sống và công tác tại Thái Lan một thời gian, anh Đỗ Đình Hải (Ba Đình – Hà Nội) cho hay: “Sau khi về Việt Nam, anh đã phải miễn cưỡng bỏ thói quen đi lại bằng ô tô vì giá quá đắt”.

Anh còn cho hay: “Tại Thái Lan, một chiếc xe sở hữu động cơ dung tích 1.5 – 2.0L thường có giá rơi vào khoảng 400 triệu VNĐ. Tuy nhiên, khi về Việt Nam, cũng là những dòng xe đó những giá bán lại rơi vào khoảng 700 – 900 triệu VNĐ, nghĩa là giá xe đã tăng lên gấp đôi”.

Giá xe tại Thái Lan rẻ, đồng thời các giá dịch vụ liên quan cũng có giá phải chăng, việc thuê xe trở nên dễ dàng hơn nhiều. Thế nhưng, tại Việt Nam thì giá cả các dịch vụ liên quan đến ô tô khá là cao, bởi vì bản thân giá bán của chiếc xe đã là rất cao.

Theo anh Hải: “Việc ô tô Việt Nam phải “cõng” rất nhiều khoản thuế và phí cũng khiến người tiêu dùng thiệt thòi khá nhiều. Đặc biệt hơn là Việt Nam còn đang nằm trong nhóm thu nhập thấp tại Đông Nam Á.

Từ góc nhìn từ nhà sản xuất ô tô, Phó tổng giám đốc VinFast – bà Nguyễn Thị Vân Anh lần đầu tiên đã công bố giá thành sản xuất. Mức giá cho thấy để sở hữu một chiếc xe nội địa, người tiêu dùng trong nước vẫn phải trả rất nhiều khoản thuế và phí các loại.

Theo bà Vân Anh, mỗi chiếc VinFast Lux A2.0 bản tiêu chuẩn sẽ có giá rơi vào khoảng 980.6 triệu đồng. Trong đó, giá thành sản xuất là 783.7 triệu đồng bao gồm các chi phí như: nguyên vật liệu, tiền vận chuyển, thuế nhập khẩu, sản xuất, lưu kho, bảo hành, bán hàng, quản lý…

VinFast Mang Giấc Mơ Ô Tô Việt Tới Tay Người Dùng Như Thế Nào?

Trong khi đó, số tiền thuế phải nộp cho Nhà nước là 412.1 triệu đồng. Số tiền này bao gồm 40% tiền thuế tiêu thụ đặc biệt (~ 285.5 triệu đồng) và 10 thuế VAT (~126.6 triệu đồng).

Bà Vân Anh chia sẻ: “Cộng thêm số tiền thuế là 412.1 triệu đồng cho mỗi chiếc Lux A2.0, thì chiếc xe này sẽ có giá rơi vào khoảng 1.392 tỷ đồng. Mức giá này vẫn chưa tính chi phí tài chính, chi phí khấu hao và chi phí đầu tư, đồng thời mức giá này cũng chưa bao gồm lợi nhuận nào cả”.

Theo giá bán của chiếc Lux A2.0 bản tiêu chuẩn, hiện tại chiếc xe này đang có giá là 1.099 tỷ đồng, nghĩa là hãng xe vẫn đang phải chịu lỗ gần 300 triệu đồng/xe.

“Chúng tôi phải bỏ tiền túi ra để bù vào số tiền lỗ này, bởi vì số tiền 412.1 triệu đồng là khoản thuế bắt buộc phải nộp, số tiền này gần bằng 50% giá trị thực tế của xe.

Theo các chuyên gia về xe nhận định, với chất lượng xe mang đẳng cấp thế giới trên thì mức giá ở thời điểm hiện tại vẫn là quá hời với người tiêu dùng. Nếu phải chịu ít thuế hơn thì người hưởng lợi nhiều nhất vẫn chính là người tiêu dùng”, lãnh đạo VinFast chia sẻ.

Là thương hiệu ô tô Việt đầu tiên của Việt Nam, nhưng hãng xe cho biết họ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ đặc biệt nào đến từ Nhà nước, ngoại trừ những chính sách chung như các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp nhập khẩu đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô tại Việt Nam.

Giải pháp nào cho giấc mơ ô tô Việt

Bà Vân cho hay, kể cả phải chịu lỗ tới 300 triệu đồng/xe bán ra thì VinFast vẫn sẽ tiếp tục khát vọng mang thương hiệu ô tô vươn tầm thế giới.

Không đơn giản chỉ dừng lại trong việc phục vụ nhu cầu xe hơi trong nước, mà mục tiêu của VinFast còn muốn cho thế giới thấy một Việt Nam giàu mạnh kể cả về mặt trí tuệ lẫn kinh tế, ô tô VinFast sẽ trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong thời gian tới.

“Người tiêu dùng trong nước xứng đáng được hưởng mức giá bán tốt nhất, vì họ là những người gửi gắm sự tin tưởng dành cho VinFast ngay cả khi dòng xe này chưa nhận được quá nhiều sự kiểm chứng của nhiều người. Vậy nên, chúng tôi sẽ tri ân khách hàng ở mức tôi đa mà doanh nghiệp có thể làm được”, bà Vân Anh nói.

Lãnh đạo của VinFast nhắc tới từ “thắt lưng buộc bụng” để thể hiện sử cố gắng và nỗ lực về khát vọng phát triển thương hiệu ô tô Việt.

Cụ thể, toàn hệ thống Vingroup đang cố gắng dồn tất cả các nguồn lực cho VinFast. Thậm chí, Vingroup còn bán bớt cổ phần công ty của mình và các công ty còn để có đủ nguồn lực về tài chính.

Ở khía cạnh khác, VinFast cũng đang không ngừng công cuộc nội địa hóa các sản phẩm ô tô của mình để giảm chi phí đầu vào. Theo đó, hãng VinFast đã có thể tự sản xuất được phần lớn thân vỏ và một phần động cơ, qua đó rút bớt chi phí để sản xuất, đồng thời cũng giảm được đáng kể giá bán tới tay khách hàng.

Ngoài ra, hãng xe Việt cũng đã nội địa hóa được rất nhiều linh kiện khác như: hộp số, cầu sau, cầu trước, ốp nội thất, ghế xe… “Với các linh kiện bắt buộc phải nhập, chúng tôi cũng cố gắng đàm phán để có giá cả tốt nhất đến từ nhà cung cấp”, bà Vân Anh nói.

Về chi phí quan lý, ngay sau khi tiến hàng sản xuất hàng loạt xe và giao tới tay khách hàng (SOP) vào hồi tháng 7, VinFast cũng đã chủ động trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất, qua đó chi phí sản xuất và chi phí quản lý cũng thuyên giảm đi đáng kể.

VinFast vẫn đang tiếp tục đầu tư và đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp phụ trơ ngay trong tổ hợp sản xuất ô tô VinFast, từ đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và tạo ra một sản phẩm có giá cả phù hợp với khách hàng trong nước và chất lượng mang đẳng cấp quốc tế.

VinFast cũng đã thành lập các Viện nghiên cứu thiết kế ô tô (đặc biệt là ô tô điện), Viện nghiên cứu thiết kế xe máy điện, Viện nghiên cứu công nghệ điều khiển xe thông minh – tự điều khiển, Viện nghiên cứu pin (gồm có nghiên cứu phát triển cell pin và đóng gói) để tăng hàm lượng chất xám người Việt và hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ và bền vững nhất.

Mục tiêu của hãng VinFast không chỉ dừng lại ở việc cố gắng giảm giá xe, mà hãng còn cố gắng thực hiện sứ mệnh dẫn dắt và truyền cảm hứng của một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất ô tô trong nước, qua đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà.

Tuy nhiên, nếu chỉ có mình sự nỗ lực đến từ doanh nghiệp thì có lẽ mục tiêu này còn khá lâu mới có thể hiện thực hóa được. Tính về mặt lâu dài, thì hãng xe Việt vẫn cần thêm sự hỗ trợ đến từ các chính sách phù hợp của Nhà nước.

Thứ trưởng Bộ Công Thương – ông Đỗ Thắng Hải chia sẻ: “Việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đang có những chính sách ưu đại hơn so với việc nhập khẩu linh kiện. Các chính sách ở thời điểm hiện tại đang không ủng hổ cho việc sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước”.

Ông còn cho biết, ông sẽ còn để xuất ban hành các chính sách nhằm tạo thuận lợi, đồng thời khuyến khích dành ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp hỗ trợ.

Phó vụ trưởng Vụ Chính Sách Thuế (Bộ Tài Chính) – bà Nguyễn Thị Thanh Hằng cũng đồng tình với quan điểm trên. Bà cho rằng cần phải bổ sung và sửa đổi chính sách thuế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước có thể cạnh tranh được với các sản phẩm ô tô nhập khẩu.

Góc nhìn từ phía chuyên gia, Tiến sĩ Trương Văn Phước – nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc qua cho hay: “Nếu một doanh nghiệp đi tiên phong gặp khó khăn tới mức phải rút lui khỏi thị trường sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước về một ngành công nghiệp đang trở thành xu hướng chung của toàn cầu”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *